Bị lật sơ mi cổ chân là loại chấn thương thường gặp ở các cầu thủ trên sân cỏ

Bị lật sơ mi cổ chân là loại chấn thương thường gặp ở các cầu thủ trên sân cỏ

Lật cổ chân là một trong những chấn thương phổ biến nhất đối với các cầu thủ bóng đá. Các dây chằng có nhiệm vụ giúp mắt cá chân hoạt động ở vị trí cân bằng, ổn định. Nếu dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách, cổ chân sẽ kém ổn định, bàn chân lệch ra ngoài hoặc vào trong, nhiều hay ít tùy theo mức độ tổn thương của dây chằng. Để khắc phục chấn thương cũng như phòng tránh nó một cách tốt nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách xử lý chấn thương này ngay trên sân tập và những điều cần lưu ý, hãy đọc kỹ kẻo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lật sơ mi cổ chân được hiểu như thế nào?

Lật sơ mi cổ chân được hiểu như thế nào?
Lật sơ mi cổ chân là gì?

Lật sơ mi cổ chân hay còn được gọi là bong gân cổ chân, đây là tình trạng cổ chân bị lật sang một bên hoặc có thể là tình trạng rách, dứt dây chằng quanh vùng cổ chân. Dấu hiệu nhân biết dễ dàng nhất của lật sơ mi cổ chân là : cổ chân bị đau buốt, nhất là khi phải di chuyển hay vận động. Ở chỗ bị thương sẽ xuất hiện vết sưng, bầm tím do tụ máu ngày càng lớn.

Lật sơ mi – rách hoặc dãn dây chằng: lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách. Chú ý: “có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt. Khó đi lại và hoạt động cổ chân”. Khi gặp phải tình trạng lật sơ mi cổ chân, người chơi cần được chữa trị kịp thời, điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng. Nếu không sẽ để lại những di chứng lỏng cổ chân mãn tính hoặc rất lâu mới có thể phục hồi. Nguy hiểm nhất có thể phải chấm dứt sự nghiệp, niềm đam mê của mình chưa kể đến việc đi lại cũng như chất lượng cuộc sống.

Lý do dẫn đến chấn thương này

  • Các bạn bị lật sơ mi cổ chân hay bong gân cổ chân đều do chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… Lật sơ mi cổ chân thường xảy ra nhiều nhất ở các cầu thủ bóng đá. Khi tham gia thi đấu bóng đá nếu bị tác động từ đối thủ làm ngã hoặc khởi động chữ kỹ, trong quá trình chạy và bị ngã sẽ dẫn đến lật sơ mi cổ chân.
  • Ngoài ra, bong gân cổ chân(lật sơ mi) cũng có thể gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày như ngã xe, trượt chân,…

Cách sơ cứu tại chỗ

  • Khi chúng ta gặp phải tình trạng bong gân cổ chân (lật sơ mi), người bị cần được chuẩn đoán và điều trị lật sơ mi cổ chân kịp thời, đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu phương pháp chưa lật sơ mi cổ chân không đúng sẽ để lại hậu quả rất lớn như lỏng cổ chân, rất khi đi lại.
  • Cách chuẩn đoán bị lật sơ mi cổ chân như sau: Triệu chứng của bong gân cổ chấn(lật sơ mi) cổ chân bị lệch sang 1 bên, cổ chân sưng to, cảm giác đau, khó đi lại.

Cách chữa trị

Cách chữa trị
Biện pháp chữa trị hiệu quả
  • Ngay sau khi chuẩn đoán bị lật sơ mi cổ chân. Người bị cần xử lý bạn đầu như dừng tập luyện hay vận động mạnh như đi lại, chạy nhảy. Sau đó dùng đá lạnh chườm lên cổ chân trong 10 phút. Tiếp theo dùng băng ép cổ chân và gác lên cao.
  • Nếu thấy chân quá đau hay đến bệnh viện chụp X quang và điều trị.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc kháng viêm, chống sưng.
  • Hạn chế đi lại trong 1 tuần đầu bị lật sơ mi cổ chân. Ngoài chờm đá, các bạn có thể ngâm chân trong xô đá.
  • Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng và dùng các loại nẹp nơi cổ chân.
  • Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng phương pháo chữa lật sơ mi cổ chân với nguyên tắc RICE và các bài tập phục hồi bị lật sơ mi cổ chân.

Tập vật lý trị liệu phục hồi.

Trong giai đoạn phục hồi khi đã bình phục chấn thương. Các bạn nên tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:

  • Bài tập 1 : Kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần
  • Bài tập 2 : Kéo dãn chân: đứng chống tay sát tường, 10 lần, 3 lần ngày
  • Bài tập 3 : Tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần
  • Bài tập 4 : Tập ván thăng bằng 5 – 10 phút, 3 lần ngày

Các bài tập này, có tác dụng giúp chân bạn phục hồi hoàn toàn; tránh được những vận động mạnh gây chấn thương  cổ chân sau đó.

Những điều không nên làm khi bị chấn thương cổ chân

  • Kéo nắn không đúng cách: chảy máu thêm, rách thêm.
  • Xoa bóp dầu nóng, rượu: sưng thêm.
  • Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành, lâu khỏi hơn.
  • Bó thuốc bắc: dễ nhiễm trùng da hoặc không có tác dụng nhiều.
  • Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn hoặc để lại di chứng về sau.
  • Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn, dễ để lại di chứng.
  • Để hoạt động thể thao, đá bóng một cách an tâm nhất và tránh được những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Việc đầu tiên của các bạn là cần phải khởi động thật kỹ trước khi thi đấu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về lật sơ mi cổ chân. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong lúc thi đấu bóng đá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *